Tin Tức
1001 bệnh lý thường gặp
Trẻ em và chứng bệnh tự kỉ
Tin Tức
1001 bệnh lý thường gặp
Trẻ em và chứng bệnh tự kỉ
Trong những năm gần đây, số lượng trẻ ở Việt Nam mắc chứng tự kỷ gia tăng đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm.
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Bệnh tự kỷ thường được biểu hiện với những khiếm khuyết về tương tác xã hội, người bệnh thường gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi, sở thích, hoạt động của người bị tự kỷ thường mang tính hạn hẹp hoặc lặp đi lặp lại.
Một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:
Các biểu hiện ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ chỉ mới 1 tuổi, tuy nhiên những biểu hiện này khá mờ nhạt và khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng dần nhiều hơn, thể hiện rõ rệt và trẻ thường được chẩn đoán từ 2 tuổi trở lên.
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn, chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không khoe, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác. Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường, nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.
Một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém, nói không rõ hoặc chậm nói. Bên cạnh đó, cũng có trẻ không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó, chẳng hạn như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,... Việc trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến.
Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ có vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt từ ngữ kém hoặc không biết cách kể chuyện. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to, nói giọng lơ lớ,... Những trò chơi mang tính chất xã hội hóa, trẻ thường khó tiếp cận hoặc không biết luật chơi.
Hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên, ... Những thói quen rập khuôn thường gặp là: đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo, luôn làm một việc theo một trình tự, ...
Những ý thích thu hẹp như: Trẻ thường chỉ chú tâm hoặc chỉ chơi một vài trò chơi cố định. Cách chơi của trẻ có phần đơn điệu, nhàm chán và lặp lại nhiều lần. Trẻ có thể dành nhiều giờ để xem quảng cáo, điện thoại hoặc quay bánh xe,... Ngắm tay cũng là một sở thích phổ biến ở trẻ tự kỷ và phần lớn các bé đều thường cầm một đồ vật gì đó như bút, đồ chơi (mà mình yêu thích), que, giấy,...
Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, ăn không nhai và kén ăn. Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng.
Một số trẻ có khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, bấm trò chơi trên máy rất giỏi, thuộc lòng nhiều bài hát, đọc số chữ rất sớm, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh, ... nên dễ nhầm tưởng là trẻ quá thông minh.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng bệnh tự kỷ, cha mẹ nên chủ động quan tâm đến con trẻ để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Từ đó, đưa con đi khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Công ty TNHH WorldCare Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0402088290
Do sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 19 tháng 3 năm 2021.
Version: 2.37.17