Tin tức
Vitamin nhóm B có tác dụng thế nào cho trẻ?
Tin tức
Vitamin nhóm B có tác dụng thế nào cho trẻ?
Vitamin B có rất nhiều loại khác nhau như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12...Mỗi loại vitamin B lại có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ là nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi đây là nhóm vi chất thiết yếu, hỗ trợ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và não bộ của bé trong những năm tháng đầu đời.
1. Vitamin B là gì?
Vitamin B là một nhóm vitamin tan trong nước, có liên quan đến quá trình trao đổi chất, hoạt động của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B còn là “chất xúc tác” thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thụ, tạo năng lượng và duy trì hoạt động sống một cách nhịp nhàng.
Đối với trẻ nhỏ, vitamin B là vi chất thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện trong năm tháng đầu đời. Việc bổ sung vitamin B cho trẻ đúng cách giúp bé khôn lớn khỏe mạnh và giảm thiểu những nguy cơ bệnh lý về sau.
2. Phân loại các loại vitamin nhóm B
Trước khi bổ sung vitamin nhóm B cho bé, bố mẹ cần tìm hiểu các loại vitamin B cần thiết như sau:
Vitamin B1 (Thiamine): Vitamin B1 có công dụng chuyển hóa tinh bột và đường thành năng lượng, nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp bé phát triển tốt thể chất và hoàn thiện não bộ. Ngoài ra, vitamin B1 còn tăng cường hoạt động tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Vitamin B2 (Riboflavin): Vitamin B2 tham gia vào quá trình hình thành mắt, lưỡi, ruột của trẻ. Đồng thời, Riboflavin còn cung cấp năng lượng, giúp bé khỏe mạnh để thoải mái khám phá thế giới mỗi ngày.
Vitamin B3 (Niacin hoặc Nicotinic acid): Vitamin B3 hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và tiêu hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường và lipid để sản sinh năng lượng, điều hòa hoạt động cho cơ thể.
Vitamin B5 (Pantothenic acid): Vitamin B5 giúp bổ sung nước cho cơ thể, bổ sung những thực phẩm chứa vitamin B5 giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cho bé. Ngoài ra, vitamin B5 còn duy trì chức năng của hệ thần kinh, kích thích phát triển tư duy và bảo vệ sức khỏe tim mạch của bé.
Vitamin B6: Vitamin B6 giúp tăng cường đề kháng khỏe mạnh, điều trị các bệnh thiếu máu ở trẻ hay trẻ bị co giật. Đặc biệt, vitamin B6 còn hỗ trợ chức năng của não, giúp cải thiện trí lực tốt cho bé khi trưởng thành.
Vitamin B7 (Biotin): Vitamin B7 tham gia vào quá trình sản xuất hormone, kích thích phát triển tóc và móng. Loại vitamin B này còn hình thành hàng rào bảo vệ giúp chống lại các vấn đề về nhận thức và rối loạn thoái hóa thần kinh, qua đó giúp trẻ tăng trưởng tư duy, tập trung tốt khi học tập.
Vitamin B9 (acid Folic): Đây là loại vitamin kích thích sản xuất hồng cầu, nâng cao sức đề kháng và phục hồi tốt vết thương. Ngoài ra, vitamin B9 còn duy trì sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư và kích thích phát triển não bộ cho trẻ về sau.
Vitamin B12 (Cobalamin): Vitamin B12 có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng trí não của trẻ. Nếu thiếu hụt vitamin B12, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, gặp khó khăn khi giao tiếp, đọc viết.
3. Nhu cầu vitamin B cần thiết cho trẻ
Để bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ kịp thời và đầy đủ, các mẹ nên tham khảo liều lượng theo khuyến cáo như sau:
Loại vitamin B | Liều lượng cho bé dưới 4 tuổi | Liều lượng cho trẻ trên 4 tuổi |
Vitamin B1 | 0,2 – 0,5 mg | 1,2 mg |
Vitamin B2 | 0,4 – 0,6 mg | 1,3 mg |
Vitamin B3 | 3 – 8 mg | 16 mg |
Vitamin B5 | 1,7 mg | 5 mg |
Vitamin B6 | 0, 1 – 0,5 mg | 1,7 mg |
Vitamin B7 | 7 – 8 mcg | 30 mcg |
Vitamin B9 | 50 – 70 mcg | 400 mcg |
Vitamin B12 | 0,3 – 0,5 mcg | 2,4 mcg |
4. Dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu hụt vitamin B
Dấu hiệu thiếu vitamin B1: Khi thiếu hụt vitamin B1, trẻ có thể gặp phải tình trạng biếng ăn, sụt cân, tiêu hóa kém, teo cơ hay thậm chí là tim đập chậm.
Dấu hiệu thiếu vitamin B2: Nếu không bổ sung vitamin B2 đầy đủ, cơ thể của bé xuất hiện các triệu chứng như mặt đỏ, nổi vảy, viêm nang lông, đau môi, lưỡi…
Dấu hiệu thiếu vitamin B3: Vitamin B3 có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mệt mỏi, nhức đầu hoặc mắc các bệnh về da nếu như không được bổ sung đầy đủ.
Dấu hiệu thiếu vitamin B5: Trẻ thiếu hụt vitamin B5 thường mệt mỏi, bồn chồn, suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, viêm họng…
Dấu hiệu thiếu vitamin B6: Thiếu hụt vitamin B6 là nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi sưng, nứt và đau môi, phát ban da, cáu gắt, hệ miễn dịch suy yếu và thậm chí là co giật.
Dấu hiệu thiếu vitamin B7: Hàm lượng vitamin B7 thấp có thể gây ra tình trạng thưa tóc, rụng tóc, gãy móng, khô môi, phát ban đỏ, mệt mỏi, buồn chán, mắt đỏ, tê bì tay chân…
Dấu hiệu thiếu vitamin B9: Sự suy giảm vitamin B9 có thể gây thiếu máu, rối loạn tập trung, loét miệng và các vấn đề về da, tóc hoặc móng ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu thiếu vitamin B12: Vitamin B12 ở hàm lượng thấp thường gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi ở trẻ, chán ăn, giảm thị lực, mệt mỏi, sưng và viêm lưỡi, vàng da, tổn thương thần kinh…
Xem thêm các thông tin dinh dưỡng khác tại WorldCare.