Tin Tức
CHĂM SÓC TRẺ EM BỊ CO GIẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN NẮM LÒNG
Tin Tức
CHĂM SÓC TRẺ EM BỊ CO GIẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN NẮM LÒNG
Để chăm sóc trẻ bị co giật, quan trọng là phát hiện nguyên nhân gây ra co giật và điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân đó. Trong trường hợp sốt, hạ sốt sẽ giúp giảm tần suất và nghiêm trọng của các cơn co giật. Trong trường hợp rối loạn điện giải hoặc bất thường chuyển hóa, việc điều chỉnh cân bằng điện giải và nước cũng như chế độ ăn uống có thể giúp giảm tần suất co giật. Trong trường hợp các vấn đề lý thuyết của não, việc sử dụng thuốc điều trị co giật có thể được sử dụng.
Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác và thần kinh tự động, do sự phóng điện đột ngột, quá mức và nhất thời của một số neuron thần kinh. Co giật là một triệu chứng hay gặp ở trẻ em, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn các cơn co giật xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó có khoảng 30% trẻ bị co giật tái phát nhiều lần và có thể trở thành bệnh động kinh.
Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bị co giật, quan trọng là đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách giữ cho trẻ ở một vị trí an toàn, không để trẻ bị đau thêm hoặc bị tổn thương. Nếu trẻ bị co giật lâu hoặc không ngừng, hoặc có triệu chứng khác như khó thở, da bạc màu hoặc không tỉnh táo, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị.
Do tổn thương thực thể ở hệ thần kinh
– Nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh.
– Chấn thương sọ não.
– Sang chấn sản khoa.
– Khối u, khối máu tụ trong hộp sọ, phình mạch máu não hoặc xuất huyết não - màng não,…
– Tắc mạch máu não.
– Các bệnh thoái hóa não.
– Bệnh não bẩm sinh do khi mang thai mẹ bị mắc các bệnh do virus như cúm, á cúm, rubella, trong 2 tháng đầu và bệnh mãn tính gây thiếu oxy trong thời kỳ thai nghén như suy tim mãn, thiếu máu mãn tính.
Co giật do rối loạn chuyển hoá
Bao gồm các bệnh: Co giật do ngộ độc, do thiếu vitamin B6, do hạ đường máu, hạ natri máu, hạ calci máu. Có thể gặp các bệnh di truyền gây rối loạn chuyển hoá như bệnh nhiễm leucin, bệnh phenylceton niệu...
Co giật do cao huyết áp
Thường xảy ra trên bệnh nhi viêm cầu thận cấp thể cao huyết áp, bệnh u tuỷ thượng thận, hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ
Co giật do sốt cao
Thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi khi trẻ sốt cao trên 390C. Cơn co giật thường có các đặc điểm sau:
- Cơn co giật thường xảy ra trong cơn sốt cao đầu tiên và thường tái phát mỗi khi có sốt cao. - Cơn co giật thường ngắn, lan toả toàn thân
- Sau cơn co giật trẻ tỉnh táo
Co giật do bệnh động kinh
Bệnh động kinh là sự rối loạn từng cơn về chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron. Đặc điểm của co giật trong bệnh động kinh là:
- Co giật xảy ra đột ngột.
- Các cơn co giật có tính định hình lặp lại nhiều lần (các cơn giật giống nhau ở từng bệnh nhân).
- Trong cơn giật, mắt trợn ngược, sùi bọt mép.
- Sau cơn co giật thường đái, ỉa ra quần.
- Sau cơn co giật, bệnh nhân không nhớ được những gì vừa xảy ra đối với họ và với xung quanh.
- Có thể thấy da đầu có nhiều sẹo do những lần ngã do co giật trước.
- Trên điện não đồ: Phát hiện được các đợt sóng kịch phát.
* Cắt cơn co giật:
Seduxen dùng trong trường hợp cơn co giật kéo dài, hay tái phát:
– Liều lượng: 0,3 - 0,5 mg/kg/lần.
– Tốt nhất là tiêm tĩnh mạch (hoặc tiêm bắp).
– Có thể tiêm nhắc lại 0,1mg/kg/lần, nếu sau 15 phút chưa cắt được cơn giật.
Hoặc có thể dùng Phenobarbital 5mg/kg/lần. Thuốc này thường dùng đường tiêm bắp. Nhắc lại 3mg/kg/lần nếu sau 20 phút chưa cắt được cơn giật.
– Đặt hậu môn viên Paracetamol, để hạ nhiệt khi trẻ sốt cao co giật.
– Tiêm tĩnh mạch Glucose hoặc Calci gluconat phụ thuộc vào nguyên nhân co giật do hạ đường huyết, hạ calci huyết.
– Chèn gạc giữa hai hàm răng, kéo lưỡi ra để trẻ không cắn vào lưỡi.
Trong cơn giật không được ăn, uống kể cả cho uống thuốc.
– Khi cơn giật đã ngừng, cần điều trị duy trì nhằm ngăn ngừa co giật tái phát bằng cách cho uống Seduxen cứ 6 - 8 giờ một lần.
– Điều trị những tai biến trong cơn co giật như cắn vào lưỡi, rách da đầu...
– Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nơi trẻ nằm.
– Tìm nguyên nhân để điều trị và chăm sóc
+ Chống phù não: truyền dịch ưu trương hoặc Manitol.
+ Phẫu thuật: Nếu có u hoặc khối máu tụ trong hộp sọ.
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc chống động kinh và đề phòng tai nạn đi xe đạp, xe máy, chết đuối đối với trẻ động kinh.
+ Dùng vitamin D, tắm nắng, uống muối calci đối với những đứa trẻ bị còi xương, thận nhiễm mỡ.
+ Cho ăn nhiều bữa đối với những đứa trẻ bị hạ đường huyết.
+ Hướng dẫn để gia đình có sẵn thuốc hạ sốt và cho trẻ uống ngay khi thân nhiệt của trẻ từ 380C, đối với những trường hợp co giật do số cao.
+ Dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu để chữa các bệnh nhiễm trùng ở trong và ngoài hệ thần kinh trung ương.
+ Cầm máu bằng truyền máu và tiêm vitamin K trong trường hợp chảy máu não - màng não
Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau đây, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức:
– Co giật kéo dài hơn 5 phút.
– Co giật liên tục mà không có kết thúc.
– Trẻ bị khó thở hoặc ngưng thở trong khi co giật.
– Trẻ không tỉnh táo sau khi cơn co giật kết thúc.
– Trẻ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc nôn mửa sau khi cơn co giật kết thúc.
– Trẻ có tiền sử bệnh lý não hoặc các bệnh lý khác có thể gây ra co giật.
– Trẻ bị động kinh nặng hoặc nhiều cơn co giật trong ngày.
Cơ sở chăm sóc sức khỏe WorldHealth là đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ Chăm sóc mẹ và bé trước & sau sinh. Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý dày dặn kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó quy trình thực hiện dịch vụ tại WorldHealth cam kết chuẩn y khoa nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Liên hệ với WorldHealth từ hôm nay để được nhận những ưu đãi bất ngờ!
Công ty TNHH WorldCare Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0402088290
Do sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 19 tháng 3 năm 2021.
Version: 2.40.1