Tin tức
Nhi khoa
Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc hiệu quả
Tin tức
Nhi khoa
Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc hiệu quả
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà cha mẹ cần quan tâm. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương, mà còn gây ra nhiều biến chứng khác cho sức khỏe toàn diện của trẻ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc hiệu quả cho các thiên thần nhỏ của mình. Hãy cùng Cơ sở Chăm sóc sức khỏe WorldHealth tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Vitamin D là một loại vitamin quan trọng cho sự hình thành và duy trì sức khỏe của xương. Vitamin D có vai trò:
Khi thiếu vitamin D, cơ thể không thể hấp thu được đủ canxi và phốt pho, dẫn đến tình trạng còi xương. Còi xương là một bệnh rối loạn dinh dưỡng xương, gây ra những biến dạng xương như bướu xương sọ, biến dạng xương lồng ngực và chi, cũng như làm mềm xương.
Có nhiều yếu tố có thể gây ra thiếu vitamin D ở trẻ em, bao gồm:
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em có thể gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp là:
Để chăm sóc hiệu quả cho trẻ bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D, cha mẹ cần tuân theo các bước sau:
Trước hết, việc thăm khám và chẩn đoán bệnh còi xương do thiếu vitamin D cần được thực hiện một cách tỉ mỉ. Các dấu hiệu như rối loạn thần kinh thực vật, biến dạng xương và giảm trương lực cơ sẽ được đánh giá để xác định tình trạng của trẻ. Ngoài ra, các xét nghiệm máu và siêu âm xương cũng có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ thiếu vitamin D và tổn thương xương.
Dựa vào các chẩn đoán điều dưỡng mà đưa ra những can thiệp phù hợp:
* Với chẩn đoán “Co giật, co cứng do hạ calci máu”:
- Can thiệp điều dưỡng trước tiên là thực hiện y lệnh tiêm tĩnh mạch calci gluconat hoặc calci clorid 0,5g. Chú ý: tiêm chậm, không để chệch ven!
- Các ngày sau: Cho bệnh nhi uống muối calci 1 - 2 g/ngày, đồng thời động viên bệnh nhi “tắm nắng” mỗi ngày 15 - 30 phút vào lúc 7 - 8 giờ sáng hoặc cho bệnh nhân uống Viamin D2 mỗi ngày 10 000 - 20 000 đv trong 30 đến 60 ngày.
* Với chẩn đoán “Ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ hay giật mình do rối loạn thần kinh thực vật liên quan đến thiếu vitamin D”:
- Dùng Vitamin D2 600.000 - 800.000 đv/ đợt điều trị. Chia đều cho bệnh nhân uống trong vòng 30 - 60 ngày.
- Nếu không có vitamin D2 để uống hoặc D3 để tiêm thì có thể tạo ra chúng từ tiền vitamin D bằng cách đưa trẻ đi chiếu đèn cực tím trong vòng 15 ngày: ngày đầu 2 phút, sau đó tăng dần mỗi ngày thêm 1 phút để đến ngày cuối (ngày thứ 15) có thời gian chiếu là 20 phút.
- Cho bệnh nhi uống muối calci 1 - 2 g/ngày.
- Giải thích cho người nhà biết nguyên nhân để họ yên tâm và thường xuyên lau mồ hôi đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ.
- Nhắc nhở người nhà đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, giàu vitamin D cho cả mẹ và con. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Xoá bỏ tập quán ăn kiêng mỡ.
* Với chẩn đoán điều dưỡng “Biến dạng xương do loãng xương kéo dài”:
- Mời bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình hội chẩn, để có phương án điều trị.
- Động viên gia đình yên tâm cho con nằm điều trị.
- Giữ ấm, giữ vệ sinh nhằm đề phòng bội nhiễm.
- Hướng dẫn cho người mẹ cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh còi xương, tác hại của bệnh còi xương, những ảnh hưởng đến cơ thể đang phát triển và trưởng thành. Nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm sẽ giúp trẻ có tầm vóc cân đối, và khoẻ mạnh…
- Phòng bệnh cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ khi mang thai phải ăn uống đầy đủ, tăng cường các hoạt động ngoài trời, tắm nắng, không nên ngồi nhiều trong nhà.
- Trong thời gian này, nên cho mẹ uống mỗi ngày 1000 đv vitamin D hoặc uống 1 liều duy nhất là 100.000 đv, nếu người mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (vào đúng mùa đông).
- Tiếp tục phòng bệnh cho trẻ trong năm đầu sau đẻ bằng cách sau khi đẻ cho bú mẹ càng sớm càng tốt, ăn bỏ sung khi tròn 6 tháng, sử dụng thực phẩm cân đối theo ô vuông thức ăn và cai sữa khi trẻ được 24 tháng.
Đối với con
- Ăn uống: Tốt nhất là cho trẻ bú mẹ. Khi ăn sam cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Khi cai sữa cần đảm bảo mỗi ngày từ 200 - 400 ml sữa cho trẻ.
- Tận dụng các yếu tố thiên nhiên: Cần cho trẻ chơi ở ngoài trời với thời gian thích hợp để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi sáng.
- Phòng bệnh đặc hiệu bằng vitamin D:
+ Dùng vitamin D mỗi ngày 1000 - 2000 đv liên tục từ 3 đến 6 tháng (tổng liều là 200 000 đv). Có thể dùng 1 liều duy nhất 200 000 đv vào mùa đông.
+ Đối với trẻ có nguy cơ còi xương, nhưng thóp trước nhỏ hoặc liền trước 8 tháng tuổi thì không dùng vitamin D vì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ. Nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ. Để có được sự chăm sóc tốt nhất cho các thiên thần nhỏ của bạn, hãy liên hệ ngay với Cơ sở Chăm sóc sức khỏe WorldHealth. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia y tế uy tín và kinh nghiệm, cùng với các dịch vụ Quản lý chăm sóc me và bé chất lượng cao. Hãy để Cơ sở Chăm sóc sức khỏe WorldHealth giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho những thiên thần nhỏ của bạn. Đặt lịch từ hôm nay để nhận được ưu đãi hấp dẫn từ Cơ sở Chăm sóc sức khỏe WorldHealth.