Tin Tức
1001 bệnh lý thường gặp
Người bệnh cao huyết áp nên có lối sống như thế nào?
Tin Tức
1001 bệnh lý thường gặp
Người bệnh cao huyết áp nên có lối sống như thế nào?
Bệnh cao huyết áp là một bệnh lý về tim mạch nguy hiểm được ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Vì vậy, người bệnh nên áp dụng lối sống lành mạnh để có thể kiểm soát huyết áp và nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị. Dưới đây là một số biện pháp thay đổi lối sống có thể góp phần kiểm soát bệnh lý tăng huyết áp.
Cao huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, tổn thương thận, suy tim, hoặc nhồi máu cơ tim.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp đang ở mức đáng báo động, với 25% người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị ảnh hưởng, và con số này vẫn đang có xu hướng tăng. Huyết áp cao có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như tử vong hoặc tàn phế. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh cao huyết áp khoa học hoàn toàn có thể giảm thiểu triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
Trong số các thói quen ăn uống, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng đáng kể chỉ số huyết áp, gây tổn hại đến chức năng thận và gia tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc suy tim. Chính vì thế, giảm muối trong chế độ ăn cho người bệnh cao huyết áp là cách hữu hiệu để kiểm soát huyết áp. Người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm nhiều muối như nước tương, nước mắm, đồ muối chua, đồ ăn nhanh, xúc xích,.... Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn bún, phở, nước canh vì hàm lượng muối trong nước dùng cao.
Người bệnh cao huyết áp nên lựa chọn chế độ ăn giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây. Hãy bổ sung thêm 5 loại thực phẩm ít natri dưới đây để duy trì mức huyết áp an toàn bao gồm: Quả mọng, chuối, khoai lang, đậu lăng, yến mạch. Có thể áp dụng chế độ ăn DASH - chế độ ăn đã được chứng minh làm giảm huyết áp và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Chất béo bão hòa được xếp vào nhóm chất béo xấu, làm tăng cholesterol xấu ở trong máu và giảm cholesterol tốt từ đó làm tăng huyết áp cùng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2. Vì vậy, hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đặc biệt khi ăn cùng thực phẩm giàu tinh bột tinh chế, là cách tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch, đặc biệt đối với người cao huyết áp.
Người bệnh cao huyết áp nên bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho cơ thể vào bữa ăn hằng ngày như:
Những chất gây kích thích như caffeine có trong cà phê, các loại trà và cồn có trong bia có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời. Vì vậy, người cao huyết áp nên hạn chế uống rượu bia và cà phê để kiểm soát tình trạng huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tập luyện thể dục thể thao phù hợp là một trong những phương pháp điều trị huyết áp hữu hiệu mà không cần dùng đến thuốc.
Tập thể dục và tập luyện sức cơ thường xuyên sẽ có lợi để dự phòng và điều trị tăng huyết áp. Vận động đều đặn làm cho hệ tim mạch khỏe mạnh hơn, một trái tim khỏe có thể bơm nhiều máu lên cơ thể từ đó áp lực lên động mạch giảm đi giúp giảm huyết áp. Thông thường, chỉ mất từ 1 đến 3 tháng tập luyện thường xuyên để thấy được kết quả.
Các bài tập cho người bệnh cao huyết áp cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng để phù hợp với từng mức độ tăng huyết áp, giúp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Có 2 bài tập luyện phổ biến thường được áp dụng đối với bệnh nhân tăng huyết áp độ 1, 2 là đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Bệnh nhân huyết áp độ 3 cần đặc biệt thận trọng khi thực hiện các bài tập thể dục. Với mức độ tăng huyết áp này, việc tập luyện cần phải được điều chỉnh cẩn thận và luôn dưới sự giám sát của bác sĩ.
Dựa vào mức huyết áp mà bệnh nhân sẽ được phân thành tăng huyết áp độ 1, độ 2 và độ 3. Đối với mỗi trường hợp, bệnh nhân nên có chế độ tập luyện riêng biệt. Trong giai đoạn tăng huyết áp mức độ 1 và 2, người bệnh có thể kết hợp, luân phiên các bài tập khác nhau như đi bộ, đạp xe, bơi lội, ngồi thiền, yoga. Tuy nhiên, người ở áp độ 2 chỉ nên luyện tập ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng gắng sức quá mức. Đối với áp độ 3 (người cao huyết áp ở mức độ nặng), người bệnh không nên vận động thể lực quá nhiều, chỉ lựa chọn các bài tập nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh cao huyết áp sẽ được bác sĩ điều trị theo các biện pháp phù hợp từng người. Người bệnh cần chú đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc để tránh làm giảm hiệu quả phác đồ điều trị và tăng nguy cơ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Khi bắt đầu dùng thuốc điều trị và tập luyện để giảm tình trạng huyết áp cao, người bệnh cần theo dõi và ghi nhận chỉ số huyết áp đều đặn mỗi ngày. Bằng việc đo huyết áp đều đặn ở cùng một thời điểm mỗi ngày, người bệnh có thể nhận biết sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ. Điều này giúp phòng tránh các nguy cơ tai biến như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,..., Để theo dõi hiệu quả, bạn có thể dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong việc đo huyết áp.
Điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời, do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên dừng khám sức khỏe định kỳ. Người bệnh nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1-2 lần/ năm để bác sĩ có thể theo dõi được tình hình tiến triển của bệnh từ đó sẽ điều chỉnh đơn thuốc hoặc phương pháp điều trị hợp lý. Một số trường hợp khác cần được bác sĩ hỗ trợ khi thuốc điều trị không có tác dụng, tình trạng bệnh kéo dài và chuyển biến xấu.
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch và cao huyết áp. Nicotine trong thuốc lá làm co mạch máu, tăng nhịp tim và huyết áp, gây áp lực lớn lên hệ thống tim mạch. Vì vậy, để duy trì huyết áp ổn định, người cao huyết áp nên tránh xa thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine.
Một khi người bệnh đã mắc huyết áp cao cần phải kiểm soát chế độ ăn hằng ngày của bản thân. Việc ăn uống không điều độ, không được theo dõi giám sát kỹ lưỡng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nặng thêm và mọi công sức cố gắng chữa bệnh của bạn sẽ “tan biến”. Những thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và chất béo không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn góp phần tăng huyết áp.
Thói quen ít vận động cũng ảnh hưởng lớn đến bệnh cao huyết áp. Khi cơ thể ít vận động, quá trình lưu thông máu không được tối ưu dẫn đến tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong cơ thể và tăng cân. Khi cơ thể tích tụ mỡ tim phải làm việc nhiều hơn và tăng cân cũng khiến bệnh cao huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người huyết áp cao nên tích cực tham gia vào các hoạt động thể dục như đi bộ, bơi lội, hoặc yoga để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Bệnh cao huyết áp nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy người bệnh nên thay đổi lối sống và duy trì các thói quen lành mạnh. Bằng cách tránh các thói quen có hại như hút thuốc lá, ăn uống không kiểm soát, và lối sống ít vận động, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp và có một trái tim khỏe mạnh. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ để xây dựng một lối sống lành mạnh và bền vững.
Để đảm bảo quá trình điều trị và kiểm soát bệnh cao huyết áp được hiệu quả, bạn nên tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Tại WorldCareVN, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện và theo dõi chỉ số huyết áp một cách định kỳ.
WORLDCARE VIỆT NAM
Cộng sự đồng hành - Cùng phát triển sức khỏe toàn diện
Bạn có thể liên hệ với nhà World:
Công ty TNHH WorldCare Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0402088290
Do sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 19 tháng 3 năm 2021.
Version: 2.39.6