Tin Tức
1001 bệnh lý thường gặp
Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường
Tin Tức
1001 bệnh lý thường gặp
Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường
Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh tiểu đường đang có xu hướng ngày một gia tăng với nhiều biến chứng nghiêm trọng như tim mạch, thận, mắt, thần kinh,... đã trở thành nỗi lo thường trực của mỗi người. Vì vậy, việc trang bị những hiểu biết về chăm sóc sức khỏe cho bệnh đái tháo đường sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính chuyển hóa gây tăng đường huyết. Quá trình mắc bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin do nó tạo ra.
“Bệnh tiểu đường có mấy loại chính?” hẳn là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Căn cứ vào tình trạng bệnh tiểu đường mãn tính bao gồm bệnh tiểu đường loại (type) 1 và loại (type) 2. Tình trạng bệnh tiểu đường có khả năng phục hồi bao gồm tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và dưới đây là một số yếu tố chính góp phần gây nên tình trạng bệnh:
Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên nếu bạn có cha mẹ hoặc anh, chị, em ruột trong gia đình mắc bệnh. Yếu tố di truyền có thể kết kết hợp với các yếu tố sức khỏe và lối sống để ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nói chung của một cá nhân.
Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Đây là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường tuýp 2.
Tình trạng béo phì, đặc biệt là khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, nhất là vùng mỡ bụng tăng có thể dẫn đến kháng insulin. Khi cơ thể kháng insulin, glucose không thể được chuyển hóa hiệu quả, dẫn đến mức đường huyết cao và có thể bị tiểu đường.
Tập thể dục mỗi ngày có vai trò rất quan trọng trong việc giúp tuyến tụy hoạt động tốt hơn, tăng độ nhạy insulin. Ngược lại, lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, bởi vì hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn và duy trì cân nặng hợp lý.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt là sau 45 tuổi. Theo báo cáo quốc gia của Mỹ, 42% người từ 31-60 tuổi được chẩn đoán mắc tiểu đường type 1 và 58% được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao và tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thường phát triển âm thầm, và nhiều người có thể không nhận ra mình bị bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Ở một số người, đặc biệt là những người bị tiền tiểu đường, tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường loại 2 có thể không có triệu chứng. Ở bệnh tiểu đường loại 1, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện nhanh và nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng phổ biến ở tiểu đường tuýp 1 và 2 bao gồm:
Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một vài xét nghiệm cơ bản phổ biến như sau:
Xét nghiệm đường huyết lúc đói cho biết lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 2 đến 3 tháng qua. Xét nghiệm này đo tỷ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong tế bào hồng cầu.
Lượng đường trong máu càng cao, lượng hemoglobin có đường càng nhiều. Mức A1C từ 6,5% trở lên trong hai lần xét nghiệm riêng biệt có nghĩa là bạn bị tiểu đường. Mức A1C từ 5,7% đến 6,4% có nghĩa là bạn bị tiền tiểu đường. Dưới 5,7% được coi là bình thường.
Để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết, bệnh nhân được chỉ định uống 75g glucose sau đó lấy máu làm xét nghiệm đường huyết vào các mốc thời gian đường huyết sau ăn 1 giờ, 2 giờ.
Nhằm mục đích đánh giá biến chứng của bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác liên quan như kiểm tra chức năng thận, kiểm tra mắt,....
Bệnh tiểu đường nếu như không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
Bệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không được điều trị và khắc phục hiệu quả. Việc tuân thủ phác đồ điều trị đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn đến từ người bệnh. Bên cạnh đó, kiểm soát bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau, kết hợp với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Người bệnh tiểu đường cần xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống cân đối bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh chứa chất béo bão hòa độc hại.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và ngăn ngừa tiến triển tiểu đường. Các khuyến nghị cho rằng bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập nhẹ như đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, thiền,...
Duy trì ổn định mức cân nặng hợp lý sẽ giảm tích tụ mỡ thừa trong cơ thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường cần lên lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám chức năng thận, mắt và các yếu tố khác liên quan thường xuyên. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp giảm gánh nặng điều trị, hạn chế biến mức độ nghiêm trọng của bệnh và tăng hiệu quả trong việc phòng chống những biến chứng mạn tính nặng nề của bệnh.
Khi tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết kéo dài dẫn đến tổn thương mạch máu và các cơ quan khác. Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều chất béo xấu có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Để kiểm soát đường huyết, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường và các sản phẩm chế biến sẵn.
Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về chế độ ăn uống, vận động và kiểm tra sức khỏe. Việc điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều này giúp người bệnh sống khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đảm bảo quá trình chăm sóc được thực hiện hiệu quả, bạn nên tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Tại WorldCareVN, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ tư vấn dinh dưỡng, quản lý cân nặng, đến theo dõi các chỉ số sức khỏe định kỳ.
WORLDCARE VIỆT NAM
Cộng sự đồng hành - Cùng phát triển sức khỏe toàn diện
Bạn có thể liên hệ với nhà World:
Công ty TNHH WorldCare Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0402088290
Do sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 19 tháng 3 năm 2021.
Version: 2.37.17